Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

CÔ GIÁO CHỦ NHIỆM LỚP EM

                                          



CẢNH SÂN TRƯỜNG  HỌC SINH ĐANG TRONG GIỜ HỌC

TRƯỜNG THCS BÌNH HƯNG HÒA
TÊN: XUÂN THÍ MI         LỚP 9/5
ĐTLL: 0918158178

Bông hoa tặng cô
 BÀI DỰ THI :                         
                          Thương cô vì….!
     Tính đến thời điểm này đã ba mùa hoa phượng nở rồi tàn.Thời trung học cơ sở của tôi sắp qua thật rồi,mỗi năm học là mỗi người thầy người  cô đã để lại trong tôi những hình ảnh đẹp,khó phai.Nhưng có lẽ năm nay là năm ấn tượng nhất,hình như người giáo viên mà tôi không thể quên đó là cô chủ nhiệm lớp tôi-cô Nguyệt Phương.
      Tuy chưa hết nửa năm học lớp 9,nhưng hình bóng cô chủ nhiệm như được lưu vào tâm trí tôi một người cô hiền hậu,luôn quan tâm đến đám học trò của mình.Hình ảnh cô phương khác với các cô giáo dạy tôi năm trước.Cô có chiều cao khá là khiêm tốn,à không!phải nói là rất khiêm tốn.Giọng nói thì nhỏ nhẹ,ánh mắt cô thật hiền từ..Chính vì là giáo viên dạy Văn,nên lời nói cuả cô Phương ấm hơn nắng,đẹp hơn hoa và nhẹ hơn gió.Cô đã lảm tôi thay đổi hoàn toàn về cách nhìn nhận môn Văn.N hớ những năm trước tôi không hề hứng thú gì về môn văn cả,tôi nghĩ Văn chi là môn rất bình thường,bình thường đến nổi tôi chẳng hiểu gì về nó.Thế mà năm nay tôi mới hiểu được,học Văn là học cách tinh tế làm người,được học Văn sẽ thấy cuộc đời muôn màu muôn vẻ,được học văn sẽ biết được nét đẹp của tổ quốc ta…”cảm ơn cô đã cho em thấy được chính mình qua môn Văn”.Nếu nói cô luôn luôn vì học sinh thì tôi thương cô nhiều lắm.Nhớ những ngày tôi và tụi bạn tham gia học bồi dưỡng môn Văn, cô luôn nhắc nhở chúng tôi cố gắng học bài và tập làm Văn cho tốt.Có những lúc chúng tôi quá mệt với đóng tài liệu thơ văn,cô lại mua nước uống cho đỡ mệt.Có hôm cô mất cả buổi trưa vào bếp làm món bánh khoai rồi đem vào trường chia cho mỗi đứa bạn thưởng thức,đến nỗi vì quá ngon nên bánh hết từ nào không hay.Cô là người vậy đó,lúc nào cũng xem các trò như con mình.Tôi thích cô luôn cười thân thiện với mọi người.Cứ mỗi khi trong lớp có bạn nào cố gắng học hay được nhà trường tuyên dương thì cô vui và hạnh phúc lắm,lộ rõ cả điều ấy trên gương mặt hiền từ.Nhưng không phải lúc nào cũng vui cả,thỉnh thoảng cô buồn lắm,buồn đến nỗi cô trở nên khiêm khắc khác với mọi ngày thường.Điều đó cũng chỉ vì tụi bạn trong lớp không lo học mà cô khuyên cũng chẳng thèm nghe.Cứ thế tính đến nay không biết bao nhiêu lần ,nhưng lớp vẫn không đoàn kết và hay phá phách.Cô Phương buồn lắm vậy ấy mà vẫn không ghét các thành viên trong lớp đâu,cô vẫn tin ngày nào đó lớp mình trở nên tốt hơn những gì mình mong đợi.
Cô như người mẹ hiền thứ hai của tất cả học sinh vậy!không chỉ có lời hay ý đẹp cô thể hiện,đặc biệt cô còn có giọng hát rất hay,nhẹ nhàng và thiết tha khiến tâm trí tôi cứ nhớ mãi như lời ru của mẹ vậy.
Tuy chỉ vài tháng lớp 9 ngắn ngủi,nhưng với tôi từng ngày từng tháng ấy là một kỉ niệm diễn ra thật êm đềm. Nhớ về những câu chuyện vui có, buồn có giữa thầy và trò thì tiếng lòng tôi như rung đập mạnh lên. Và tôi vẫn không quên câu mà cô thường hay trêu chúng tôi:
_Đúng là nhất quỷ,nhì ma, thứ ba học trò.
Vui thật nhỉ!tôi thương cô lắm , chính vì thế tôi đã làm bài thơ “Thương cô”để tặng cô vào ngày 20-11. Tuy tôi chả biết gì về thơ nhưng tôi vẫn làm cho dù thơ không hay:
                                         Đầu năm học nhìn cô,
                                         Em chẳng thích cô dạy.
                                         Giữa năm học nhìn lại,
                                         Em thương cô rất nhiều.
                                         Thương cô vì bánh khoai,
                                         Màu tim tím cô làm.
                                         Thương cô vì giọng nói,
                                         Nhẹ nhàng hơn gió bay.
                                         Thương cô vì tất cả,
                                         Tình thương cô đã trao.
                                         Dù sao bao tháng ngày
                                         Tuy chỉ là ngắn ngủi
                                         Nhưng em chẳng thể quên.
                                           
        Có lẽ tôi không quên đâu người giáo viên dạy Văn với nụ cười thật tươi trên gương mặt của cô Phương. Chắc ngày khi tôi rời khỏi trường học này, sẽ bỏ lại những trang sách, bỏ lại những bó hoa tươi hằng năm cứ vào dịp 20/11 tôi tặng những người thầy,  người cô đã dạy bảo tôi, sẽ bỏ lại và bỏ lại tất cả. Nhưng tôi chỉ lấy đi tháng ngày đẹp nhất cô dành cho tôi mà thôi!                                                                          

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ NGÀY 8/3




MỜI CÁC BẠN ĐẾN VỚI


CHUYÊN ĐỀ 8-3:
     
QUỐC  TẾ  PHỤ  NỮ 

Mẹ tiếng thiêng liêng suốt đời con vẫn gọi
Mẹ kính yêu sâu kín hồn con
Con xa Mẹ một ngày, như thế kỷ dài vô tận
Một ngày bên Mẹ,con như thấy trọn mùa xuân
Mẹ của con ơi Mẹ của con
Con sẽ sống trọn đời bên Mẹ
Mẹ kính yêu hãy sống mãi gần con
Để dạy con những quãng đường chưa hiểu
Và để trọn đời con sống bên Mẹ hiền yêu.                      

LỜI GIỚI THIỆU      
       
      Các bạn thân mến!
     Hằng năm đến ngày 8-3 tất cả Phụ nữ trên toàn thế giới nói chung và Phụ nữ Việt Nam nói riêng là đại diện những đóa hồng rạng rở đón nhận những lời hoa mĩ, cao đẹp và trân trọng nhất mà tất cả mọi người sống trên hành tinh này dành trọn tấm chân tình, thương yêu, thân ái…
     Các bạn thân nếm!
      Từ ngàn xa xưa Phụ nữ Việt Nam đã là ánh hào quang rực rở trong mọi lĩnh vực của mọi thời đại.Trong thời chiến sánh vai với các bậc mài râu, người phụ nữ cũng kiên cường đứng lên chống giặc…Việt Nam là đất nước của những người yêu chuộng hòa bình nhưng luôn phải đương đầu với các cuộc xâm lược của kẻ thù từ nhiều phía.Một nghìn năm sống dưới ách Bắc thuộc các cuộc xâm lăng của các triều đại phong kiến phương Bắc: Hán, Đường, Tống, Nguyên-Mông, Minh, Thanh…Những nữ tướng như Bà Trưng, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân…đã anh dũng đứng lên khởi nghĩa. Tiếp theo chống Thực dân Pháp những bông hoa của phái đẹp lại lung linh nở rộ như: Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Lê Thị Hồng Gấm…Rồi hơn ba mươi năm chống chọi với kẻ thù mạnh nhất thế giới là Đế quốc Mỹ, một lần nữa tố chất anh hùng của người Phụ nữ Việt Nam lại trổi dậy, hiên ngang giáp mặt với quân thù như: Nguyễn Thị Út, Tạ Thị Kiều, Nguyễn Thị Định…Và tố chất anh hùng ấy trở thành một dòng chảy không đứt đoạn trong suốt lịch sử dân tộc…
          Nhân kỷ niệm ngày 8-3 “QUỐC TẾ PHỤ NỮ” Thư viện trường THCS Bình Hưng Hòa giới thiệu đến bạn đọc một số tác phẩm nói về phẩm chất anh hùng cao đẹp của người PHỤ NỮ VIỆT NAM trong các thời đại và một số hình ảnh vượt khó đem ấm no hạnh phúc đến mọi nhà, mọi người trên đất nước Việt Nam.

                       GIỚI  THIỆU  SÁCH

        SỔ  TAY CÔNG TÁC PHỤ NỮ THỜI KỲ MỚI
      VẤN ĐỀ AN TOÀN VÀ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ


       Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến các quy định liên quan đến công tác Phụ nữ trong thời kỳ mới, đánh giá cao sự cống hiến và vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để phụ nữ phát triển và bảo đảm những quyền và lợi ích chung của chị em. Cuốn SỔ TAY CÔNG TÁC PHỤ NỮ THỜI KỲ MỚI VẤN ĐỀ AN VÀ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ thực sự cần thiết và giúp ích cho bản thân phụ nữ, gia đình và cán bộ làm công tác phụ nữ.
       Nội dung sách gồm các phần chính:
·        Phần 1: Hỏi đáp về bình đẳng giới- Hôn nhân gia đình- Phòng chống bạo lực gia đình- Bảo vệ và chăm sóc trẻ em
·        Phần 2: Công tác phụ nữ thời kỳ mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước- Giới thiệu về phụ nữ Việt Nam.
·        Phần 3: Các văn bản pháp luật về sự an toàn và tiền bộ của Phụ nữ.
·        Phần 4: Công ước và văn bản pháp luật về bình đẳng giới.
·        Phần 5: Các văn bản pháp luật về hôn nhân gia đình và phòng chống bạo lực gia đình.
·        Phần 6: Các văn bản pháp luật về nuôi dạy, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

GIỚI  THIỆU SÁCH        


CHÂN DUNG NỮ ANH HÙNG               
VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI

     Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình. Qua bốn ngàn năm văn hiến toàn dân tộc phải đương đầu với bao thế lực ngoại xâm. Ngàn năm dưới ách đô hộ giặc Tàu, trăm năm dưới ách đô hộ giặc Tây và hơn ba mươi năm dưới gót giày của đế quốc Mỹ. Sánh vai với các bậc mài râu người phụ nữ quần vận yếm mang đã đứng lên chống giặc ngoại xâm…
     Anh hùng là tố chất sẵn có trong mỗi người phụ nữ Việt Nam, tố chất ấy trở thành dòng chảy không đứt đoạn trong suốt lịch sử dân tộc. Từ thời Bà Âu Cơ dẫn 50 con lên rừng lập nghiệp, đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng,Bà Triệu, Bùi Thị Xuân…đến Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Út, Nguyễn Thị Định…Và luôn luôn tự hào với 8 chữ vàng Bác Hồ trao tặng “ANH HÙNG- BẤT KHUẤT- TRUNG HẬU-ĐẢM ĐANG”.
      Nội dung sách gồm hai phần:
·        Phần 1: Chân dung các nữ tướng thời kỳ đầu dựng nước…
·        Phần 2: Chân dung các nữ tướng thời đại Hồ Chí Minh…


GIỚI THIỆU SÁCH

      NHẬT  KÝ  ĐẶNG  THÙY  TRÂM

          Bây giờ chúng ta- những thanh niên ngày nay- đang sống trong cảnh no ấm thái bình- thừa hưởng những giây phút yên vui đầm ấm- các bạn hãy để vài giây quý báu đọc lại “ NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM”…
          Cách đây hơn 35 năm cuộc sống của những thanh niên bằng tuổi các bạn bây giờ-khoảng thời tuổi xuân phơi phới phải lăn xả chiến trường, nằm gai nếm mật, chiến đấu anh dũng giành từng tấc  đất, giáp mặt với quân thù. Đứng trước nguy hiểm cận kề cái chết trong khoảnh khắc. Chỉ mơ ước một điều thật đơn giản, bình thường: Chiến đấu để đất nước thoát khỏi vòng chinh chiến, Nam Bắc nối liền, nhân dân sống đời độc lập, tự do, ấm no , hạnh phúc…Ấy vậy mà mơ ước ấy phải đổi bằng cả cuộc đời tuổi trẻ. “NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM” mãi mãi là ngọn lửa bập bùng soi sáng lý tưởng của thanh niên…
          Nhật ký Đặng Thùy Trâm còn nhiều điều bí ẩn trong cuộc chiến. Thanh niên ta hôm nay hãy nhìn lại chính mình để nghĩ về cuộc sống hiện tại và để rồi có một chút gì đó suy tư cho những thanh niên sống trong thời chiến qua “NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM”. Mời các bạn đón đọc.

GIỚI THIỆU SÁCH.

            NHỚ   CHỊ   BA   ĐỊNH
                                                                                     Thạch Phương.

          Với 72 tuổi đời có 56 năm hoạt động kiên cường liên tục, cô đã gắn bó với những chặng đường đấu tranh vô cùng quyết liệt. Cô đã góp một bàn tay quan trọng trên dây kéo lá buồm của con thuyền cách mạng vượt qua bảo tố tiến về phía trước…Tự hào biết bao khi bên cạnh chúng ta cô là một người tiêu biểu xuất sắc được bầu là người đại diện xứng đáng nhất ghi vào sử vàng dân tộc… Bây giờ cô không còn nữa nhưng với tấm lòng nhân hậu, với vai trò lãnh đạo có uy tín, được nhân dân cả nước tin yêu kính trọng, hình ảnh của cô vẫn còn sống mãi trong lòng người dân đất Việt…
          Các bạn có biết đó là ai không? Đó là cô Ba Định, người con của quê hương đồng khởi Bến Tre. Để biết thêm thân thế với những chiến công hiển hách oanh liệt của cô trong chiến đấu và các mặt ngoại giao trong năm tháng hòa bình…mời các bạn đón đọc: “NHỚ CHỊ BA ĐỊNH” biên soạn Thạch Phương của nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội xuất bản năm 1993.
          Và thư viện có sưu tầm tập tài liệu, chủ đề: “Uống nước nhớ nguồn”, ghi lại một số hình ảnh , niên biểu và khu lưu niệm nữ tướng ở ấp Phong Điền xã Lương Hòa huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre.Nơi đây các bạn hiểu thêm về cuộc đời hoạt  động  của cô NGUYỄN THỊ ĐỊNH.

GIỚI THIỆU SÁCH

       NIỀM  KỲ  VỌNG  CỦA  MẸ

  “ Hạnh phúc của người phụ nữ là làm cho những người thân của mình được hạnh phúc”.  (Ph. Angel).

           “Sung sướng thay cho người nào mà thượng đế đã ban cho một bà mẹ nhân hậu”. (La Marlin).
  
           NIỀM KỲ VỌNG CỦA MẸ trong bộ sách “Những tấm lòng cao cả”chủ yếu xoay quanh các mối quan hệ trong cuộc sống đời thường. Đó là tình cảm ruột thịt giữa các thế hệ; sự trở lại cuộc sống của những người bất hạnh, những người sống thu mình và xa lánh mọi người; những kinh nghiệm sống của lớp người đi trước và thành đạt; là tâm trạng của những người già và khát vọng của tuổi thơ; là sự “khủng hoảng” của tuổi vị thành niên…
          Bao trùm lên tất cả là tấm lòng nhân ái; là tình yêu bao la của con người đối với con người, đối với thiên nhiên và loài vật. “Niềm kỳ vọng của mẹ”là những câu chuyện chân thật và cảm động phần nào nâng đỡ tâm hồn các bà mẹ, các trẻ vị thành niên cơ nhỡ và mọi trẻ em- nhất là những trẻ em khốn khó trong cuộc đời này.Các bạn hãy chúc mừng cuộc sống quanh bạn, hãy quí trọng, nâng niu từng phút giây trong cuộc sống; hãy tận hưởng và giữ lại mọi kỷ niệm trong đời- kể cả niềm vui và bất hạnh- chúng là hành trang tuyệt vời nhất khi tuổi già bước đến bên bạn. Chúng sẽ giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn và sống vui vẻ hơn. Hãy để chúng thấm vào tâm hồn bạn, ngấm vào da thịt bạn và bạn thấy tâm hồn mình lắng lại,ngẫm nghĩ tìm cho mình một lối sống có ý nghĩa hơn, hứng thú hơn.
         Mời các bạn đón đọc Niềm Kỳ Vọng Của Mẹ trong Những tấm lòng cao cả luôn tỏa rực khắp trần đời…











  

MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG TRƯỜNG THCS BÌNH HƯNG HÒA




MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG CỦA TRƯỜNG THCS
BÌNH HƯNG HÒA

Nhà thông thái "mồ côi"
Đã rời trường gần hai năm, nhưng cái tên Hoàng Ân vẫn còn in đậm trong thầy cô và bè bạn ở trường trung học cơ sở Bình Hưng Hoà của quận Bình Tân. An có rất nhiều biệt danh: thầy hiệu trưởng gọi cậu là “Ân khác người”, bạn bè tôn xưng “Ân hiền triết”. Bởi nhỏ xíu mà hỏi cái gì cũng biết, nên thầy cô gọi cậu là “Ân thông thái”. Cậu ham đọc đến mức thầy Dương gán cho cậu hỗn danh “Ân mọt sách”. Cô giáo Phương nói, Ân có trí tuệ của một người lớn được thu lại trong cái thân hình bé nhỏ. Em ham học, ham hiểu biết đến lạ lùng. Em hay tranh thủ học, làm bài xong trước tiết học ở lớp mình rồi chạy vù sang lớp khác (cùng khối lớp), xin được ngồi “dự thính” để được nghe thầy cô khác dạy.
Tổng kết bốn năm học của trường Bình Hưng Hoà, Ân là học sinh duy nhất không nghỉ một buổi học nào. An không ít lần đến lớp khi đang bị bệnh. Còn thầy Dương thì cứ lo là sau khi ba Ân qua đời, gia đình cậu vốn luôn phải đối mặt với nghèo khó, liệu có phép màu nào chống đỡ để Ân tiếp tục học hành. Thầy Dương chia sẻ với Ân đồng lương giáo viên ít ỏi và những lời động viên. Thầy tin vào ý chí của đứa học trò nghèo, nhưng thách thức mà Ân phải đối mặt là quá lớn.
Thầy Dương đưa tôi đến thăm nhà của Nguyễn Văn Hoàng Ân. Đó là căn nhà cấp bốn vỏn vẹn 32m2, nằm trong một con hẻm ngoằn ngoèo phía dưới dốc cầu Bình Thuận, thuộc phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình Tân. Mẹ Ân cho biết, đây là đất và nhà “tình thương” của bà ngoại Ân cho. Trước khi đô thị hoá, nơi đây là vùng đất nông nghiệp, gia đình chị đông anh em nhưng chỉ có khoảng 3.000m2 đất ruộng. Gia đình Ân còn nghèo hơn, anh đi kinh tế mới, khi quay trở lại thành phố làm phụ hồ kiếm sống đến mãn đời. May mà cả hai đứa con của anh chị đều ngoan, học giỏi: cô con gái đầu lòng Nguyễn Thị Hồng Thắm, suốt 12 năm học phổ thông là học sinh giỏi, hiện đang là sinh viên cao đẳng ngành thư ký văn phòng. Nguyễn Văn Hoàng Ân mười năm liền là học sinh xuất sắc, đang là thành viên của đội tuyển học sinh giỏi môn  hoá của trường Trần Phú, chuẩn bị thi Olympic hoá học cấp thành phố. 
Cha Ân là lao động chính nuôi bốn miệng ăn, nhưng nghề thợ hồ rất bấp bênh, có lúc thất nghiệp hai ba tháng liền. Khi có việc, thu nhập trung bình mỗi tuần cũng chỉ khoảng 300 ngàn đồng. Thắm đậu cao đẳng, Ân lên cấp ba, trang trải cho việc học của hai con mỗi ngày một cao, ba mẹ Ân đánh bạo vay ngân hàng ba triệu đồng mua cho con dàn máy vi tính cũ, nghĩ sẽ làm lụng chắt mót để trả sau. Nhưng rồi đầu năm 2008, cha Ân lâm bạo bệnh qua đời.
Vốn đã quen cảnh nghèo, hai chị em Ân cũng đâu đòi hỏi gì hơn ngoài hai bữa cơm đạm bạc. Trong lòng người mẹ giờ đây dằng dặc nỗi khổ tâm là làm sao để hai con tiếp tục học hành, vẫn học giỏi như khi cha chúng còn sống. Thắm bây giờ đang học năm cuối hệ cao đẳng, còn Ân, đường học còn quá dài. Mẹ Ân kể: “Nghe nói ngân hàng có cho sinh viên nghèo vay tiền mỗi năm học là tám triệu đồng, tôi đánh liều làm đơn xin vay, nhưng chỉ được vay ba triệu. Số tiền này cùng một lúc lo cho hai đứa thì có thấm vào đâu. Riêng thằng Ân, cho dù được giảm học phí một nửa, phần còn lại phải đóng cũng mất hơn 600 ngàn, con Thắm phải đóng gần hai triệu”. Trong khi đó, mẹ Ân đi lau chùi, quét dọn nhà cho người ta, mỗi tuần chỉ kiếm được 150 ngàn!
“Nếu đủ điều kiện để học lên đại học, Ân thích học ngành gì?” – Tôi thử hỏi. Ân nhìn tôi qua cặp kính cận hơn sáu độ, suy nghĩ một hồi lâu rồi cười buồn: “Chị Thắm đang lo ngại ra trường khó tìm được việc làm, ở hoàn cảnh của con, con không có quyền chọn lựa ngành mà con yêu thích”. Tôi chợt nhớ lời cô giáo Phương, rằng Ân là một học sinh giỏi toàn diện, cả môn học tự nhiên lẫn xã hội… trừ thể dục. Thầy Dương thì tin rằng, với sức học của Ân, chuyện vào đại học là không khó. Tôi cũng không có lý do gì để nghi ngờ sức học của Ân: bức tường trước bàn học của em có dán hàng mấy chục tấm giấy khen thành tích xuất sắc của Ân suốt hơn 10 năm học. Nhưng con đường vào đại học của cậu học trò được mệnh danh là “nhà thông thái” này thật quá nhiêu khê.
Lời khuyên nào cho Ân lúc này thật quá khó khăn, bởi những gì mà chúng tôi có thể đòi hỏi ở cậu học trò này là quá đủ. Còn điều mà Ân, hay gia đình em cần sự sẻ chia thì chúng tôi chưa dám hứa. Nên cả tôi, cả thầy Dương đều ngồi im lặng. Hai mẹ con Ân cũng ngồi im lặng. Cái khoảng lặng chỉ trong chừng mười phút, nhưng nó làm cho tôi có cảm giác dài dằng dặc. Cuối cùng, thầy Dương dặn dò đứa học trò cũ: “Thôi em à, học, cuối cùng là để thành người, nghèo mà sống có nhân cách vẫn quý hơn. Tiền bạc có thể làm ta giàu sang, nhưng nghèo mà biết giữ nhân cách, đạo đức là em đã giàu rồi đó!”
Tôi tin cậu học trò nhỏ, con mọt sách này đang cố gắng học làm người như thế!

CHO CHÚNG CON ĐƯỢC XIN LỖI THẦY

CHUYỆN ĐỜI TỰ KỂ:

CHO CHÚNG CON ĐƯỢC XIN LỖI THẦY 

          Năm ấy tôi học lớp 12. Lớp chúng tôi đã tổ chức kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam một cách trọng thể : chúng tôi hát hò, liên hoan trong lớp, mua rất nhiều hoa tặng các thầy giáo, đặc biệt là cô giáo chủ nhiệm. Hôm ấy cô ôm những bó hoa nhiều đến nỗi không còn chổ để…
         Đến trưa, khi gần kết thúc buổi lễ, xuống đến sân trường cô cho tôi lại một bó hoa, bảo mang về cắm cho vui. Tôi vui vẻ cầm lấy bó hoa. Bỗng tôi chợt thấy thầy Hưng, một thầy giáo dạy chúng tôi môn lịch sử khi chúng tôi còn học lớp 10, đang dắt xe đạp ngang qua sân trường. Thầy Hưng tuổi trạc 50, dáng người nhỏ bé, khuôn mặt hiền. Đôi mắt thầy ẩn sau cặp kính cận dầy cộp nhưng luôn lấp láy sự hài hước nhẹ nhàn, dễ mến. Đặc biệt, thầy có cách giảng dạy môn lịch sử hết sức hay và truyền cảm. Những bài giảng lịch sử của thầy luôn sống động với rất nhiều câu chuyện liên quan đến những sự kiện lịch sử cụ thể. Có lần, khi giảng đến bài cách mạng Pháp, thầy còn hát cho chúng tôi nghe bài hát của cách mạng Pháp rất hay…Thấy thầy, tôi vô tư cầm bó hoa cô giáo chủ nhiệm cho, chạy ra tặng thầy và nói lời chúc mừng thầy nhân Ngày nhà giáo. Lời chúc mừng của dứa học trò thiếu suy nghĩ, nữa đùa nữa thật và rất nghịch ngợm vì đã… trêu được thầy. Ai lại đi tặng hoa cho thầy vào giờ này cơ chứ. Nếu có thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng đối với thầy thì phải tặng hoa đầu giờ kia. Và phải là một đóa hoa tươi mới mua. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là đùa thầy một chút cho vui vì thầy vốn là người hài hước. Song, thay vì thế, tôi bất ngờ nhận thấy ở thầy một nỗi xúc động chân thành từ đôi ma7t1 lấp lánh sau cặp kính cận dày. Thầy nói với tôi rằng đây là lần đầu tiên sau hơn 20 năm dạy học thầy được tặng hoa nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, rằng thầy hết sức xúc động, rằng thầy chỉ là một giáo viên dạy môn phụ và đã dạy qua lớp tôi từ lâu mà tôi vẫn còn nhớ đến thầy. Rồi rất hạnh phúc, thầy ngẩng cao đầu, tay ôm bó hoa, dắt tiếp chiếc xe đạp cọc cạch đi ra phía cổng trường…
            Trời ơi! Tôi thật sự bàng hoàng. Hơn 20 năm dạy học mà thầy chưa nhận được bó hoa nào nhân Ngày nhà giáoViệt Nam ư? Mà lại là một thầy giáo đáng kính đến như vậy! Bọn học trò chúng tôi sao mà suy nghĩ “ngắn” thế! Chúng tôi chỉ biết quan tâm và tặng hoa những thầy cô giáo dạy môn chính và cô giáo chủ nhiệm thôi. Môn phụ thì không cần thiết lắm. Có gì đã có hội phụ huynh của lớp của trường lo. Nhưng hội phụ huynh chắc chỉ chú trọng về vật chất. Và chẳng có đứa học trò nào nhớ ra phải tặng hoa cho thầy.Đến khi nhận được đóa hoa đầu tiên thì lại mang một tính chất hơi đùa cợt hơn là nghiêm túc. May mà thầy không phát hiện điều ấy…
              Hình ảnh đôi mắt lấp lánh sau cặp kính cận dày và gương mặt hiền hậu của thầy ánh lên nét hạnh phúc khi lần đầu tiên nhận bó hoa ngày 20/11 năm ấy vẫn còn nguyên trong tâm trí tôi. Hơn 20 năm trôi qua nhưng tôi vẫn tự trách sao bọn học trò chúng tôi lại vô tâm đến như vậy.
              Thầy Hưng ơi, thầy ở đâu cho chúng con được xin lỗi thầy.
      
                                                                        Đ.T.T.H.( Hà Nội)

GIỚI THIỆU THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS BÌNH HƯNG HÒA



THƯ VIỆN TRƯỜNG TÔI


Thư viện trường THCS Bình Hưng Hòa thành lập năm 1976. Địa chỉ 10/47QL1A khu phố 3 P. Bình Hưng Hòa B. Quận Bình Tân. Là một thư viện chuyên ngành trực thuộc phòng GD-ĐT Quận Bình Tân. Sở GD-ĐT TP. HCM.
Nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của Đảng và Nhà Nước.
Chức năng, vai trò, và nhiệm vụ của Thư viện trường học là làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành.
Hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong trường phổ thông là giảng dạy và học tập.Cả hai hoạt động này  đều phải sử dụng công cụ là sách, báo. Vì vậy sách, báo là một yêu cầu không thể thiếu được. Thư viện trường học là cơ sở vật chất trọng yếu phải đảm bảo số lượng và chất lượng sách giáo khoa, sách giáo viên, Sách tham khảo …. Vai trò của sách rất quan trọng trong việc giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Sách, báo phải gắng liền với chương trình, nội dung học tập mỗi trường, mỗi cấp học, theo sát chương trình mới  cải cách, đồng thời gắng liền với nội dung đào tạo con người mới- con người hoàn thiện…
Đối tượng phục vụ của Thư viện trường học bao gồm tất cả mọi thành viên trong trường: Học sinh, Giáo viên, Cán bộ, Công nhân viên…tổ chức cơ bản của Thư viện trường học về kho sách có 3 bộ phận cơ bản: sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ…ngoài ra còn có báo , tạp chí là một yêu cầu không kém phần quan trọng. tổ chức hoàn thiện kho sách giúp thư viện có mô hình hoạt động tốt với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, báo. Phục vụ tốt bạn đọc và xây dưng vốn tài liệu ngày càng phát triển…
Diện tích Thư viện trường THCS Bình Hưng Hòa là 50m2, được chia ra làm 2 khu: kho sách 10m2, phòng đọc 40m2. trong phòng đọc sách: 3 bàn đọc sách với 30 chỗ cho học sinh, và 1 bàn đọc 15 chỗ cho giáo viên.
Vốn tài liệu của Thư viện trường THCS Bình Hưng Hòa hiện nay có 12040 bản sách (trong đó sách nghiệp vụ: 2116 bản, sách tham khảo: 4935 bản, sách giáo khoa: 4989 bản), hơn 1000 bản tạp chí và các loại báo: tạp chí có: thế giới mới; kiến thức ngày nay, thế giới trong ta…, báo có: Giáo dục thời đại, Giáo dục TP. HCM, Nhân dân, Sài gòn giải phóng, Pháp luật, tuổi trẻ, phụ nữ…với một số sách tra cứu tại chỗ như: từ điển tiếng Anh, từ điển tiếng Việt, từ điển Toán, Vật lý, từ điển Hán Việt… giúp giáo viên tra cứu  tại chỗ tiện lợi hơn.
Thư viện còn xây dựng tủ sách giáo dục với một số bản sách về giáo dục, tâm lý giáo dục và các loại sách về Bác Hồ. Tủ sách pháp luật với những đầu sách sát với chương trình giảng dạy về pháp luật hiện hành và giáo dục tư tưởng trong giới trẻ( nhất là học sinh THCS hiện nay).
Với mỗi bộ môn Thư viện đầu tư vốn tài liệu xác hợp với chương trình giảng dạy và đầu tư sách tham khảo rất đa dạng …Thư viện thực hiện cho từng loại thư mục cho mỗi phân môn để giới thiệu đến bạn đọc một cách, hấp dẫn, lôi cuốn và rất khoa học. Mỗi loại thư mục làm theo dạng album tiện cho việc bổ sung sách mới.
Ngoài các loại sách phục vụ đúng theo chương trình giảng và học tập. thư viện còn bổ sung gần 2000 bản sách thiếu nhi để phục vụ học sinh đọc trong giờ giải lao, sách mang tính giáo dục như : Tâm hồn cao thượng, Cô tiên xanh, Thần đồng Đất việt, Đôrêmol… ngoài ra còn có một số tác phẩm văn học có trong chương trình như: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Chí phèo, Tắt Đèn, Gió đầu mùa, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Dế mèn phiêu lưu ký…
 Để phát huy và rèn luyện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm  trong học sinh Thư viện tuyên truyền giới thiệu các bộ sách như Đội Thiếu niên Đình Bảng, tập truyện tranh theo dòng lịch sử, Lịch sử giai thoại…Tạo cho học sinh có một tâm hồn yêu thiên nhiên và sự kỳ diệu của thiên nhiên có tập sách: sự kỳ diệu đa dạng cùa thiên nhiên, thế giới cây xanh quanh ta, …và một số sách và tài liệu quan trong dành cho học sinh giỏi tham khảo và học tập trong các kỳ thi học sinh giỏi ở các bộ môn Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, anh, Sử, Địa…
Ngoài việc bổ sung vốn tài liệu thư viện còn thực hiện nhiều chuyên đề theo chủ đề môn học và chủ đề các ngày lễ lớn trong năm học. Hàng tuần, hàng tháng Thư viện giới thiệu sách mới và những sách phục vụ cho việc giảng dạy trong trường học.
Cứ mỗi năm học Thư viện phát động phong trào tặng sách. Trong phong trào tặng sách, học sinh tặng 10 quyển sách thì được tặng một thẻ đọc sách và được ưu tiên mượn sách về nhà.
Giáo viên được mượn sách giảng dạy và tham khảo mỗi ngày, thư viện đáp ứng đủ sách giảng dạy 100%.
Thư viện mở cửa phục vụ bạn đọc 6 ngày trong tuần, có lịch đọc và  mượn sách treo ở cửa phòng thư viện.
Tuy diện tích phòng hạn chế nhưng được sắp xếp ngăn nắp, phòng thoáng mát, đủ ánh sáng, tạo không khí thoải mái, gần gũi bạn đọc…ngoài ra thư viện còn xếp 2 bàn trước dãy hành lang để phục vụ cho việc đọc sách tại chỗ cho học sinh.
Thư viện trường THCS Bình Hưng Hòa là bạn đồng hành cùng  Giáo viên và học sinh. Thư viện luôn mở rộng cửa chào đón tất cả mọi thành viên trong nhà trường và các trường bạn có nhu cầu trao đổi và giao lưu.
Các bạn hãy đến trường THCS Bình Hưng Hòa bạn sẽ được phục vụ tận tình, chu đáo và sách báo của trường sẽ là món quà tinh thần vôgiá mà Thư viện chúng tôi dành cho bạn đọc
GIỜ MỞ CỬA
SÁNG: 7h30-11h00
CHIỀU:13h30-16h00

THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS BÌNH HƯNG HÒA, TỌA LẠC 10/47 QL1A KP 3, P., BÌNH HƯNG HÒA B Q. BÌNH TÂN. HÂN HOAN ĐÓN MỜI CÁC BẠN.